Trong quá trình tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số trong quản lý, nhiều doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn giữa các hệ thống khác nhau do sự đa dạng và phức tạp của các tính năng mà chúng cung cấp.
Hai trong số những giải pháp gây hiểu nhầm phổ biến nhất cho doanh nghiệp là HRM và CRM. Cả hai đều là các nền tảng hỗ trợ quản lý doanh nghiệp nổi tiếng, nhưng chúng ta cần hiểu rõ tính chất và mục đích sử dụng của các giải pháp này là hoàn toàn khác nhau.
Giải pháp HRM x CRM – Tầm quan trọng của doanh nghiệp bền vững
Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn
- Chức năng quản lý: Cả hai hệ thống đều liên quan đến việc quản lý thông tin và mối quan hệ, nhưng đối tượng quản lý khác nhau. Và do cả hai đều sử dụng các phương pháp quản lý tương tự như lưu trữ dữ liệu, phân tích và tự động hóa quy trình, điều này có thể gây nhầm lẫn.
- Phần mềm tích hợp: Một số giải pháp phần mềm hiện đại có xu hướng tích hợp nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cả HRM và CRM. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý nhưng cũng dễ dẫn đến sự nhầm lẫn về vai trò và chức năng của từng hệ thống.
Phân biệt CRM và HRM
CRM là gì?
CRM là chữ viết tắt của Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng), đây là một quá trình trong đó một doanh nghiệp hoặc tổ chức quản lý các tương tác của mình với khách hàng, thường sử dụng phân tích dữ liệu để nghiên cứu lượng lớn thông tin từ đối tượng thị trường.
Tầm quan trọng của CRM đối với doanh nghiệp
Ngày nay, khi nhắc đến CRM thì hầu như từ này đều mang nghĩa là phần mềm CRM – một công cụ hoạt động như một kho lưu trữ duy nhất để kết hợp các hoạt động bán hàng, tiếp thị, hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp nhằm tối ưu hoá lợi nhuận, giúp hợp lý hóa quy trình, chính sách và nhân lực của doanh nghiệp đó trong một nền tảng.
Thậm chí, lợi ích và sự tối ưu mà nó đem lại còn nhiều hơn chúng ta tưởng:
- Nâng cao mối quan hệ khách hàng: Bằng cách ghi lại lịch sử giao dịch và tương tác, CRM giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và sở thích của khách hàng, từ đó cung cấp dịch vụ tốt hơn và tạo sự hài lòng cho khách hàng.
- Tăng doanh thu: Với CRM, doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội bán hàng chéo (cross-selling) và bán hàng gia tăng (up-selling). Hệ thống này giúp nhân viên bán hàng theo dõi khách hàng tiềm năng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
- Cải thiện hiệu suất tiếp thị: CRM cung cấp dữ liệu phân tích chi tiết về hành vi khách hàng, giúp các chiến dịch tiếp thị trở nên hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh các chiến dịch tiếp thị dựa trên phân khúc khách hàng, đảm bảo rằng thông điệp tiếp thị đến đúng người vào đúng thời điểm.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động: Hệ thống CRM tự động hóa nhiều quy trình quản lý khách hàng, từ việc quản lý thông tin liên hệ đến theo dõi các yêu cầu hỗ trợ khách hàng. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian cho nhân viên.
Nền tảng CRM – Giải pháp quản lý khách hàng #1 cho doanh nghiệp
Chức năng chính của phần mềm CRM
- Quản lý liên hệ (Contact Management): CRM cho phép lưu trữ và quản lý thông tin liên hệ của khách hàng, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email và lịch sử giao dịch.
- Quản lý khách hàng tiềm năng (Lead Management): Hệ thống CRM cung cấp công cụ giúp theo dõi và quản lý khách hàng tiềm năng, đánh giá và xếp hạng từ giai đoạn tiếp cận ban đầu cho đến khi chuyển đổi thành khách hàng chính thức.
- Quản lý dự án (Project Management): CRM tích hợp các công cụ quản lý dự án, giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ công việc và phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, đảm bảo tất cả các dự án đều được thực hiện đúng tiến độ và đạt chất lượng cao.
- Tự động hoá tiếp thị (Marketing Automation): CRM cung cấp các công cụ tự động hóa các chiến dịch tiếp thị, từ việc gửi email marketing đến theo dõi hiệu quả chiến dịch. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Phân tích dữ liệu (Data Analytics): CRM thu thập và phân tích dữ liệu từ các tương tác của khách hàng, từ đó cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
HRM là gì?
HRM là cách viết tắt của Human Resource Management (Quản lý nguồn nhân lực), đây là một chuỗi những nhiệm vụ đảm bảo lợi thế giúp doanh nghiệp tuyển dụng và giữ chân nhân tài.
Với trọng tâm những nhân viên đó là tài sản của doanh nghiệp, mục tiêu là sử dụng hiệu quả nhân sự, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi tức đầu tư (ROI).
Tầm quan trọng của HRM trong doanh nghiệp
Tương tự như CRM, nhắc đến HRM thì nhiều nhà quản trị sẽ nghĩ đến phần mềm HRM cho doanh nghiệp. Đây là phần mềm hỗ trợ quản trị nội bộ tổ chức, là công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp quản trị toàn diện nguồn nhân lực từ xây dựng cơ cấu tổ chức, tuyển dụng – đào tạo, quản lý hồ sơ, chấm công, tính lương, quản lý các loại bảo hiểm, đánh giá nhân sự qua KPIs… Mọi thông tin, dữ liệu đều được lưu trữ trên 1 nguồn duy nhất..
- Quản lý nhân sự hiệu quả: HRM giúp quản lý tối ưu thông tin nhân sự từ việc tuyển dụng, đào tạo đến đánh giá hiệu suất, giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự chất lượng cao và có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.
- Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Hệ thống HRM giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về lao động và tránh các tranh chấp lao động không đáng có, từ việc lưu trữ hồ sơ nhân viên đến quản lý các hợp đồng lao động.
- Tăng cường sự gắn kết của nhân viên: hệ thống theo dõi và nâng cao sự hài lòng của nhân viên, từ việc đánh giá nhu cầu phát triển nghề nghiệp đến cung cấp các chương trình phúc lợi để tăng hiệu quả và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
- Hỗ trợ quyết định chiến lược: Hệ thống HRM cung cấp các báo cáo chi tiết về lực lượng lao động, giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định chiến lược về quản lý nhân sự. Điều này bao gồm việc dự báo nhu cầu nhân lực, lập kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự
Nền tảng HRM – Giải pháp quản lý tối ưu nội bộ doanh nghiệp
Chức năng chính của phần mềm HRM
- Quản lý tuyển dụng (Recruitment Management): HRM hỗ trợ tối ưu hoá quy trình tuyển dụng từ việc đăng tin tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ, phỏng vấn đến tuyển chọn nhân viên,đảm bảo lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất.
- Quản lý hồ sơ nhân sự (Employee Record Management): HRM lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân, hợp đồng lao động, lịch sử làm việc và các tài liệu liên quan khác của nhân viên. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng truy cập và quản lý thông tin nhân sự.
- Quản lý tiền lương (Payroll Management): Hệ thống tự động tính toán tiền lương, các khoản phụ cấp, thuế và các khoản khấu trừ khác. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và kịp thời trong việc chi trả lương cho nhân viên.
- Quản lý đào tạo và phát triển (Training and Development Management): cung cấp các công cụ để quản lý các chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân sự, giúp theo dõi tiến độ đào tạo và đánh giá hiệu quả của các chương trình.
- Đánh giá hiệu suất (Performance Management): quản lý quy trình đánh giá hiệu suất làm việc của nhân sự, từ việc thiết lập mục tiêu, theo dõi tiến độ đến đánh giá kết quả, đảm bảo các mục tiêu đề ra và có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
- Quản lý phúc lợi (Benefits Management): các chương trình như hiểm y tế, nghỉ phép, các chương trình phúc lợi khác. Hệ thống quản lý này đảm bảo rằng nhân viên nhận được các quyền lợi xứng đáng và nâng cao sự hài lòng của họ.
Bảng phân biệt CRM x HRM
Tiêu chí | CRM (Customer Relationship Management) | HRM (Human Resource Management) |
Đối tượng | Đối tượng thị trường – khách hàng | Nhân sự trong doanh nghiệp |
Mục tiêu sử dụng | – Tăng cường mối quan hệ với khách hàng
– Tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị và bán hàng – Nâng cao trải nghiệm khách hàng – Tăng doanh thu, lợi nhuận |
– Tối ưu hóa quy trình quản lý nhân sự
– Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên – Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật lao động |
Chức năng chính | – Quản lý liên hệ
– Quản lý khách hàng tiềm năng – Tự động hóa tiếp thị – Phân tích dữ liệu khách hàng |
– Quản lý tuyển dụng
– Quản lý hồ sơ nhân viên – Quản lý tiền lương – Đào tạo và phát triển – Đánh giá hiệu suất – Quản lý phúc lợi |
Dữ liệu quản lý | Thông tin liên hệ, lịch sử giao dịch, hành vi và sở thích của khách hàng | Thông tin cá nhân, hợp đồng lao động, lịch sử làm việc, hiệu suất làm việc, phúc lợi của nhân viên |
Mục tiêu chiến lược | Tăng cường sự gắn kết và lòng trung thành của khách hàng | Tăng cường sự hài lòng và cam kết của nhân viên |
Phần mềm phổ biến | Salesforce, HubSpot, Zoho CRM, Oracle Netsuite | SAP SuccessFactors, Workday, BambooHR, Base |
BIZIN – ĐỐI TÁC TRIỂN KHAI CẤP CAO CỦA SALESFORCE
Trên thực tế thì nhiều doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu và ưu tiên sử dụng Salesforce CRM vì tính năng và lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Tuy nhiên, họ lại quan ngại về vấn đề ngôn ngữ, phần mềm và cấu hình ứng dụng phức tạp, khó sử dụng cho những tổ chức lần đầu tiếp cận.
Chính vì vậy, Bizin đã ra đời để giải quyết những vấn đề này. Là đơn vị triển khai CRM và là đối tác cấp cao của Salesforce, chúng tôi cung cấp đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm phát triển hệ thống hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây, Bizin khẳng định sự chuyên nghiệp thông qua các dịch vụ nhằm đưa khách hàng đến với thành công thông qua chuyển đổi số.
Với kinh nghiệm trải rộng trên tất cả các ngành sản xuất, phân phối, dịch vụ (dược phẩm, thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng, trang sức, sắt thép, thiết bị công nghiệp) Bizin kết hợp kinh nghiệm tư vấn doanh nghiệp sâu sắc với phương pháp triển khai hiện đại để giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trên nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới.
Hãy để lại liên hệ bên dưới để gặp gỡ các chuyên gia tư vấn của chúng tôi và tìm hiểu sâu hơn về giải pháp Salesforce CRM.
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI