Mục lục bài viết
Từng là chuỗi bán lẻ lớn nhất nước Mỹ suốt thế kỷ XX, Sears giờ đây chỉ còn là biểu tượng của sự thất bại trong ngành bán lẻ toàn cầu.
Vào thời hoàng kim, Sears đại diện cho một đế chế hùng mạnh trong ngành bán lẻ làm thay đổi thói quen mua sắm cả nước Mỹ, là gã khổng lồ như Walmart và Amazon hiện nay. Thế nhưng sau nhiều thập kỷ thoi thóp vì doanh số sụt giảm, thua lỗ liên tiếp và nợ chồng chất, Sears đã buộc phải đệ đơn xin phá sản vào năm 2018. Vậy điều gì đã khiến cả một “đế chế hùng mạnh” đi đến sụp đổ như ngày hôm nay?
VẤN ĐỀ SEARS GẶP TRONG HÀNG THẬP KỶ QUA
Một cửa hàng Sears ở Mississippi năm 1949.
Sears đã đánh mất sự ưa chuộng của người tiêu dùng khi các nhà bán lẻ trực tuyến và các đối thủ như Walmart và Home Depot chiếm ưu thế về giá cả và sự tiện lợi trong thời đại đó.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề của Sears xuất phát từ chính các quyết định sai lầm của công ty. Việc đóng cửa hàng loạt cửa hàng, cắt giảm chi phí, bao gồm cả ngân sách quảng cáo, và không đầu tư vào việc bảo trì, hiện đại hóa khiến các cửa hàng Sears và Kmart trở nên cũ kỹ và kém hấp dẫn.
Theo Forbes, có năm yếu tố chính đã dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Sears:
- Đầu tư sai lầm vào công nghệ và bán lẻ.
- Quản lý tài chính kém dẫn đến nợ nần chồng chất.
- Thiếu đổi mới khiến Sears mất dần sức cạnh tranh.
- Phản ứng chậm với sự thay đổi của thị trường.
- Quản lý chia rẽ thay vì hợp tác, gây mâu thuẫn nội bộ.
Chính những quyết định này đã trở thành “bản án khai tử” dành cho thương hiệu Sears, khi mà biểu tượng bán lẻ hàng đầu tại Mỹ mất 11,7 tỷ USD kể từ năm 2010, năm có lợi nhuận cuối cùng của công ty. Doanh thu đã giảm 60% kể từ đó. Công ty cũng đóng cửa hơn 2.800 cửa hàng trong 13 năm qua.
GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHO KHỦNG HOẢNG
Sự sụp đổ của Sears đã được báo trước khi không theo kịp được thói quen mua sắm của Mỹ.
Sự thất bại này có thể được khắc phục nếu Sears kịp thời áp dụng các hệ thống công nghệ tiên tiến như hệ thống Salesfoce CRM vào quản lý và vận hành.
Trong thời kỳ chuyển đổi số bùng nổ, một nền tảng như Salesforce CRM không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình nội bộ mà còn cải thiện khả năng phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng, điều mà Sears đã thiếu sót trầm trọng trong quá trình quản lý của mình.
1. Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Thay vì duy trì mô hình kinh doanh truyền thống và lỗi thời, hệ thống Salesforce CRM sẽ giúp Sears hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng thông qua việc phân tích dữ liệu chi tiết. Điều này sẽ cho phép Sears cá nhân hóa các chiến dịch tiếp thị, tăng cường dịch vụ khách hàng, và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn trong môi trường bán lẻ số hóa
2. Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh
Với CRM, Sears có thể tự động hóa các quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng, từ đó tăng cường hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí. Hệ thống này cũng giúp Sears tích hợp tốt hơn các thương vụ sáp nhập, điều mà công ty đã thất bại khi hợp nhất với Kmart.
3. Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu
Với các công cụ phân tích mạnh mẽ, Salesforce CRM cho phép Sears theo dõi và phân tích các xu hướng thị trường cũng như hiệu suất bán hàng. Từ đó, ban lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định chiến lược kịp thời và chính xác hơn, chẳng hạn như điều chỉnh chiến lược marketing, cải tiến sản phẩm, hoặc điều chỉnh mô hình kinh doanh để phù hợp với nhu cầu thị trường. Nếu Sears đã có khả năng này, họ có thể đã tránh được những quyết định sai lầm dẫn đến doanh số sụt giảm và thua lỗ trầm trọng.
KẾT LUẬN
Tóm lại, Sears đã trở thành bài học đắt giá cho các doanh nghiệp trong việc theo kịp xu hướng công nghệ và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc không đầu tư vào các hệ thống quản lý hiện đại như Salesforce CRM đã góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của đế chế bán lẻ này.
Sự thất bại của Sears nhắc nhở rằng, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, khả năng hiểu và phục vụ khách hàng một cách thông minh là yếu tố sống còn, và công nghệ chính là chìa khóa để đạt được điều đó.
VỀ BIZIN
Bizin – Đối tác chính thức của Salesforce tại Việt Nam- là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn ERP và CRM hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn và vừa trên khắp Châu Á.
Bizin đưa khách hàng đến với thành công trong chuyển đổi số bằng kinh nghiệm của mình với các hệ thống ứng dụng công nghệ đám mây (Cloud) để giúp các doanh nghiệp tận dụng giá trị lớn hơn trong các khoản đầu tư chuyển đổi số của họ.
Với kinh nghiệm triển khai trên mọi ngành nghề từ sản xuất, phân phối, dịch vụ đến giáo dục, Bizin kết hợp chuyên môn tư vấn doanh nghiệp sâu rộng với phương pháp triển khai ứng dụng đám mây hiện đại, giúp khách hàng chuyển đổi số thành công trên nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới.
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI