Mục lục bài viết
DMS và CRM đều là những giải pháp công nghệ hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây, với nhiệm vụ là hỗ trợ quản trị doanh nghiệp hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên toàn Thế giới. Tuy nhiên, hai phần mềm này lại có nhiều điểm khác nhau về những chức năng cốt lõi riêng.
Hãy cùng Bizin tìm hiểu DMS và CRM trong bài viết sau nhé!
1. KHÁI NIỆM DMS VÀ CRM
DMS (viết tắt từ Distribution Management System) là giải pháp chuyên biệt cho ngành phân phối, sản xuất, giúp doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động phân phối hàng hoá ra thị trường tiềm năng. Phần mềm này ghi nhận những diễn biến như: hoạt động của nhân viên bán hàng, quản lý tồn kho, công nợ…
CRM (viết tắt từ Customer Relationship Management) là giải pháp hỗ trợ quản trị và chăm sóc khách hàng. Phần mềm này giúp quản trị dữ liệu khách hàng (họ tên, số điện thoại, email, tài khoản…) trên cùng một hệ thống để thuận tiện cho việc tìm hiểu nhu cầu, thói quen của họ.
2. NHỮNG ĐIỂM CHUNG CỦA PHẦN MỀM DMS VÀ PHẦN MỀM CRM
- DMS và CRM đều hoạt động chủ yếu trên nền tảng đám mây, cho phép người dùng truy cập dữ liệu thông qua Internet ở bất cứ đâu và trên đa nền thiết bị.
- Cả 2 phần mềm này đều được tính ứng dụng vào thực tiễn doanh nghiệp cao.
- Phần mềm DMS và CRM đều được tích hợp module quản lý khách hàng, giúp tự động hoá và tương tác với khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào. Nhân viên phụ trách có thể theo dõi, hỗ trợ khách hàng từ tiềm năng đến cơ hội hợp tác.
- DMS và CRM hoàn toàn tích hợp vào hệ thống ERP để thuận tiện cho người sử dụng.
3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHẦN MỀM DMS VÀ PHẦN MỀM CRM
Mặc dù có nhiều điểm chung giữa 2 phần mềm này, nhưng đây là 2 nền tảng khác nhau về đều mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
TIÊU CHÍ | DMS | CRM |
Tên viết tắt | Distribution Management System (Hệ thống quản lý kênh phân phối) | Customer Relationship Management (Quản trị quan hệ khách hàng) |
Mục đích sử dụng | Hiện đại hoá các công việc quản lý kênh phân phối để giảm tải các công việc thủ công, góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên kinh doanh (salesman).
Là cầu nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và điểm bán hàng. |
Mở ra cơ hội tiếp cận và giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn.
Tối ưu quy trình quản lý doanh nghiệp để tăng doanh thu và xây dựng lòng trung thành thương hiệu tốt hơn. |
Đối tượng áp dụng | Tương thích cao nhất với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối. | Phù hợp với doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hiện nay. |
Các bộ phận áp dụng | Quản lý kho, nhà phân phối, nhân viên bán hàng (Salesman), giám sát bán hàng (SS, SUP, RSM, ASM), Kế toán bán hàng, Giám đốc bán hàng. | Nhân viên bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng |
Ngành ứng dụng chính | Sản xuất, phân phối, bán lẻ | Đa lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ, công nghiệp… |
Tính năng chính | – Quản lý kho hàng: Giúp theo dõi số lượng tồn kho, đặt hàng tự động và kiểm soát chất lượng hàng hóa.
– Quản lý phân phối: Tự động hóa quá trình phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến nhà phân phối hoặc bán lẻ. – Giám sát hoạt động bán hàng: Hỗ trợ theo dõi tiến độ, hiệu quả bán hàng của các đại lý hoặc nhân viên bán hàng. – Phân tích thị trường: Cung cấp dữ liệu và báo cáo về tình hình thị trường để điều chỉnh chiến lược kinh doanh kịp thời. |
– Quản lý dữ liệu khách hàng: Tập trung tất cả thông tin khách hàng tại một nơi, từ liên hệ, lịch sử mua hàng đến các phản hồi.
– Theo dõi hoạt động bán hàng: Giám sát tiến độ bán hàng, từ giai đoạn tiếp cận khách hàng tiềm năng, tư vấn đến chốt đơn. – Tự động hóa marketing: Hỗ trợ gửi email tự động, tin nhắn quảng cáo và quản lý chiến dịch marketing đa kênh. – Chăm sóc khách hàng: Cung cấp các công cụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng hiệu quả như tổng đài hỗ trợ, chat trực tuyến và xử lý khiếu nại. |
Kết quả chính | Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và phân phối | Tăng cường mối quan hệ khách hàng và nâng cao trải nghiệm cá nhân hoá. |
4. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẦN MỀM CRM VÀ DMS
Với doanh nghiệp phân phối, DMS và CRM có thể hoạt động cùng nhau để đảm bảo quy trình khép kín từ quản lý phân phối đến quản lý quan hệ khách hàng.
DMS và CRM là mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau, giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện từ chuỗi cung ứng đến khách hàng.
Trong khi DMS tập trung vào việc tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa và quản lý kho bãi, CRM lại hướng đến việc xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng. Cả hai hệ thống này đều cung cấp những dữ liệu quan trọng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả nhất.
- DMS hỗ trợ CRM: DMS cung cấp thông tin chính xác về tình trạng hàng hóa, đơn hàng và tiến độ giao hàng, giúp đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng trong CRM có thông tin kịp thời để tư vấn và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
- CRM hỗ trợ DMS: CRM cung cấp dữ liệu về nhu cầu khách hàng, giúp hệ thống DMS điều chỉnh kế hoạch phân phối, đảm bảo sản phẩm luôn có sẵn ở những điểm có nhu cầu cao.
Việc tích hợp 2 hệ thống này tạo nên 1 quy trình liền mạch giúp tối ưu hoá quy trình cung ứng và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường.
BIZIN – ĐỐI TÁC CẤP CAO NHẤT CỦA SALESFORCE TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Bizin – Đối tác cấp cao nhất của Salesforce (Reselller) tại Việt Nam- là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn ERP và CRM hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn và vừa trên khắp Châu Á.
Bizin đưa khách hàng đến với thành công trong chuyển đổi số bằng kinh nghiệm của mình với các hệ thống ứng dụng công nghệ đám mây (Cloud) để giúp các doanh nghiệp tận dụng giá trị lớn hơn trong các khoản đầu tư chuyển đổi số của họ.
Với kinh nghiệm triển khai trên mọi ngành nghề từ sản xuất, phân phối, dịch vụ đến giáo dục, Bizin kết hợp chuyên môn tư vấn doanh nghiệp sâu rộng với phương pháp triển khai ứng dụng đám mây hiện đại, giúp khách hàng chuyển đổi số thành công trên nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới.
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI